Ảnh: Carl Purdy
Thứ Sáu, 3 tháng 12, 2010
Thứ Ba, 19 tháng 10, 2010
Về chốn kinh xưa
Ta đã hái nhành hoa kia của đá
Và đã trao cho nham thạch phiêu bồng [1]
Cách Quy Nhơn khoảng 25 km, về hướng Tây bắc có một thành cổ đã thành phế tích, chìm sâu dưới đất, đó là thành Đồ Bàn thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn. “Thành do Chiêm vương Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu. Thành vị phế bỏ kể từ năm 1471. Ba thế kỷ sau, vào năm 1776, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại và mở rộng thêm thành Đồ bàn làm sở chỉ huy của nghĩa quân, và đổi tên gọi là thành Hoàng Đế “[2].
Một ngày cuối tuần đẹp trời, tôi cùng người bạn đặt chân đến đây. Ở dưới bước chân ta ấy, ở bên dưới kia ấy, dưới ánh nắng vàng này là chốn kinh xưa, chứa bao chuyện tồn vong của một vương triều. Một vương quốc kéo dài dọc biển, theo dải đất hẹp miền Trung đến miền Nam, hùng mạnh suốt mười hai thế kỷ, nay chỉ còn man mác những tượng tháp cũ hoang vu.
Nhìn vương miện trên voi đá trước cổng thành, tôi chợt nhớ câu chuyện vua Chế Mân tặng nước Đại Việt châu Ô, châu Rí cầu hôn nàng công chúa Huyền Trân. Thân gái theo chồng về sống ở Trà Bàn, đất Bình Định nay. Từ đó vương quốc Champa bắt đầu bị đẩy lùi về phía Nam đèo Hải Vân. Đến năm 1471, nước Đại Việt đánh chiếm Trà Bàn và thôn tính Champa, một nền văn minh Nho giáo thay thế nền văn minh Ấn Độ giáo.
Một vương triều đi qua, hồn phách mộng đã xa rồi... Cỏ xanh kia đang đăm chiêu chuyện gì?
Hỡi các nàng công chúa, vương phi ngồi vén xiêm y trên hồ bán nguyệt, tôi vô tình hay hữu ý mà giẫm lên gót ngà gót ngọc dấu lại trên bờ đá nhỏ kia…
Hỡi ơi, là là… giữa cõi miền này các thời đại đi quanh. Tôi chạm tay vào tường thành, nghiêng đầu tạm biệt Đồ Bàn…
-------------
[1] Bùi Giáng
[2] Xem thêm Thành cổ Đồ Bàn
Và đã trao cho nham thạch phiêu bồng [1]
Cách Quy Nhơn khoảng 25 km, về hướng Tây bắc có một thành cổ đã thành phế tích, chìm sâu dưới đất, đó là thành Đồ Bàn thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn. “Thành do Chiêm vương Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu. Thành vị phế bỏ kể từ năm 1471. Ba thế kỷ sau, vào năm 1776, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại và mở rộng thêm thành Đồ bàn làm sở chỉ huy của nghĩa quân, và đổi tên gọi là thành Hoàng Đế “[2].
Một ngày cuối tuần đẹp trời, tôi cùng người bạn đặt chân đến đây. Ở dưới bước chân ta ấy, ở bên dưới kia ấy, dưới ánh nắng vàng này là chốn kinh xưa, chứa bao chuyện tồn vong của một vương triều. Một vương quốc kéo dài dọc biển, theo dải đất hẹp miền Trung đến miền Nam, hùng mạnh suốt mười hai thế kỷ, nay chỉ còn man mác những tượng tháp cũ hoang vu.
Nhìn vương miện trên voi đá trước cổng thành, tôi chợt nhớ câu chuyện vua Chế Mân tặng nước Đại Việt châu Ô, châu Rí cầu hôn nàng công chúa Huyền Trân. Thân gái theo chồng về sống ở Trà Bàn, đất Bình Định nay. Từ đó vương quốc Champa bắt đầu bị đẩy lùi về phía Nam đèo Hải Vân. Đến năm 1471, nước Đại Việt đánh chiếm Trà Bàn và thôn tính Champa, một nền văn minh Nho giáo thay thế nền văn minh Ấn Độ giáo.
Một vương triều đi qua, hồn phách mộng đã xa rồi... Cỏ xanh kia đang đăm chiêu chuyện gì?
Hỡi các nàng công chúa, vương phi ngồi vén xiêm y trên hồ bán nguyệt, tôi vô tình hay hữu ý mà giẫm lên gót ngà gót ngọc dấu lại trên bờ đá nhỏ kia…
Hỡi ơi, là là… giữa cõi miền này các thời đại đi quanh. Tôi chạm tay vào tường thành, nghiêng đầu tạm biệt Đồ Bàn…
-------------
[1] Bùi Giáng
[2] Xem thêm Thành cổ Đồ Bàn
Như là trước đó...
Thoảng nhẹ như ngày hôm qua, hôm nay cảm giác đó quay trở lại. Mình lại nhớ đến, mười năm, hai mươi năm có lẽ, hoặc có lẽ trong một giấc mơ, hoặc trong một thế giới khác có lẽ. Mình bước qua những bụi cây nhỏ, những phiến đá nằm trên con đường mòn. Leo lên trên cao, đứng trên đỉnh, thả mình về phía bên kia. Tất cả chỉ như còn đây, còn đây ngay cả khi mình đang ngồi trước máy tính gõ những dòng này.
Như là trước đó, Phật ngồi đây… tĩnh lặng.
Trước đó mình đã ở đây, có lẽ lúc đó mình đến từ một nơi khác. Con đường mòn, đám cây bụi và khoảng không trước mắt đều đã khác xưa. Có lẽ mình đã từng là cái hoa dại ở đằng kia, hoặc có lẽ là con ong đang bay ở phía ngụm cây.
Và bây giờ mình quay lại nơi này. Có lẽ mình đã từng là con chim nhỏ, đã bay một quãng dài đến chỗ này. Hoặc có lẽ là cánh chim én, bay xa khơi tìm lại cánh buồm nơi miền xưa. Chúa ơi, mình đã bay đi, rồi trở lại và rồi lại bay đi.
Ngồi trên hòn đá, uống một ngụm nước suối, cởi dây giày và nhúng hai chân xuống khe nước. Người ta nói những người uống nước mát của dòng suối, hiếm khi nào để ý đến đầu nguồn. Mình cũng vậy, sống trong yêu thương, mà chẳng nhận ra những gì mình có. Có lẽ mình muốn nhiều quá nhỉ, muốn có nhiều thứ, có cả kẹo mút, milk, và “khát bia”… Biên giới của sự mong muốn và biên giới của tình yêu ở nơi nào nhỉ, phía chân trời kia à. Hoặc có lẽ biên giới ở nơi Ya, có lẽ không lẽ là có.
Mình đang ở trên cao, xa đi tất cả, cả tiếng xe chạy dưới phố, cả những lời yêu thì thầm bên tai… Có tiếng gọi từ một nơi tĩnh lặng, nơi không có ai cả, nơi mình thuộc về. Có những lúc, mình ước có một khoảng im lặng như lúc này với bất cứ giá nào. Ngồi đếm từng mảnh vỡ, đằng xa những bông hoa vẫn nở.
Như là trước đó, mình ngồi nơi kia nhìn nơi đây; như là, mình ngồi nơi đây nhìn nơi kia. Có lẽ nơi kia cũng đang ngồi nhớ mình...
---------
Ảnh: Ánh Từ Bi - Tu viện Nguyên Thiều
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)