Ta đã hái nhành hoa kia của đá
Và đã trao cho nham thạch phiêu bồng [1]
Cách Quy Nhơn khoảng 25 km, về hướng Tây bắc có một thành cổ đã thành phế tích, chìm sâu dưới đất, đó là thành Đồ Bàn thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn. “Thành do Chiêm vương Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu. Thành vị phế bỏ kể từ năm 1471. Ba thế kỷ sau, vào năm 1776, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại và mở rộng thêm thành Đồ bàn làm sở chỉ huy của nghĩa quân, và đổi tên gọi là thành Hoàng Đế “[2].
Một ngày cuối tuần đẹp trời, tôi cùng người bạn đặt chân đến đây. Ở dưới bước chân ta ấy, ở bên dưới kia ấy, dưới ánh nắng vàng này là chốn kinh xưa, chứa bao chuyện tồn vong của một vương triều. Một vương quốc kéo dài dọc biển, theo dải đất hẹp miền Trung đến miền Nam, hùng mạnh suốt mười hai thế kỷ, nay chỉ còn man mác những tượng tháp cũ hoang vu.
Nhìn vương miện trên voi đá trước cổng thành, tôi chợt nhớ câu chuyện vua Chế Mân tặng nước Đại Việt châu Ô, châu Rí cầu hôn nàng công chúa Huyền Trân. Thân gái theo chồng về sống ở Trà Bàn, đất Bình Định nay. Từ đó vương quốc Champa bắt đầu bị đẩy lùi về phía Nam đèo Hải Vân. Đến năm 1471, nước Đại Việt đánh chiếm Trà Bàn và thôn tính Champa, một nền văn minh Nho giáo thay thế nền văn minh Ấn Độ giáo.
Một vương triều đi qua, hồn phách mộng đã xa rồi... Cỏ xanh kia đang đăm chiêu chuyện gì?
Hỡi các nàng công chúa, vương phi ngồi vén xiêm y trên hồ bán nguyệt, tôi vô tình hay hữu ý mà giẫm lên gót ngà gót ngọc dấu lại trên bờ đá nhỏ kia…
Hỡi ơi, là là… giữa cõi miền này các thời đại đi quanh. Tôi chạm tay vào tường thành, nghiêng đầu tạm biệt Đồ Bàn…
-------------
[1] Bùi Giáng
[2] Xem thêm Thành cổ Đồ Bàn
Và đã trao cho nham thạch phiêu bồng [1]
Cách Quy Nhơn khoảng 25 km, về hướng Tây bắc có một thành cổ đã thành phế tích, chìm sâu dưới đất, đó là thành Đồ Bàn thuộc xã Nhơn Hậu, huyện An Nhơn. “Thành do Chiêm vương Ngô Nhật Hoan đứng ra xây dựng, kiến trúc thật kiên cố. Bên trong có dựng tháp Bảo chướng, bên ngoài có dãy đồi Kim Sơn án ngữ mặt tây, có núi Long Cốt làm tiền án và gò Thập Tháp yểm hậu. Thành vị phế bỏ kể từ năm 1471. Ba thế kỷ sau, vào năm 1776, Nguyễn Nhạc cho xây dựng lại và mở rộng thêm thành Đồ bàn làm sở chỉ huy của nghĩa quân, và đổi tên gọi là thành Hoàng Đế “[2].
Một ngày cuối tuần đẹp trời, tôi cùng người bạn đặt chân đến đây. Ở dưới bước chân ta ấy, ở bên dưới kia ấy, dưới ánh nắng vàng này là chốn kinh xưa, chứa bao chuyện tồn vong của một vương triều. Một vương quốc kéo dài dọc biển, theo dải đất hẹp miền Trung đến miền Nam, hùng mạnh suốt mười hai thế kỷ, nay chỉ còn man mác những tượng tháp cũ hoang vu.
Nhìn vương miện trên voi đá trước cổng thành, tôi chợt nhớ câu chuyện vua Chế Mân tặng nước Đại Việt châu Ô, châu Rí cầu hôn nàng công chúa Huyền Trân. Thân gái theo chồng về sống ở Trà Bàn, đất Bình Định nay. Từ đó vương quốc Champa bắt đầu bị đẩy lùi về phía Nam đèo Hải Vân. Đến năm 1471, nước Đại Việt đánh chiếm Trà Bàn và thôn tính Champa, một nền văn minh Nho giáo thay thế nền văn minh Ấn Độ giáo.
Một vương triều đi qua, hồn phách mộng đã xa rồi... Cỏ xanh kia đang đăm chiêu chuyện gì?
Hỡi các nàng công chúa, vương phi ngồi vén xiêm y trên hồ bán nguyệt, tôi vô tình hay hữu ý mà giẫm lên gót ngà gót ngọc dấu lại trên bờ đá nhỏ kia…
Hỡi ơi, là là… giữa cõi miền này các thời đại đi quanh. Tôi chạm tay vào tường thành, nghiêng đầu tạm biệt Đồ Bàn…
-------------
[1] Bùi Giáng
[2] Xem thêm Thành cổ Đồ Bàn